Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

CÁC BỆNH GẦN GIỐNG NHIỆT MIỆNG

Có một số bệnh ở vùng miệng có biểu hiện gần giống nhiệt miệng , có thể nhầm lẫn, cần phải phân biệt kỹ càng:
1, Bệnh lưỡi bản đồ:
Đây là bệnh lành tính thường gặp ở lứa tuổi lớn hơn, đôi khi có cả ở người lớn, không ảnh hưởng đến ăn uống, nếu bị nặng có ảnh hưởng ít đến vị giác. Hiện nay nguyên nhân của bệnh viêm lưỡi bản đồ vẫn chưa được biết rõ và không có thuốc điều trị đặc hiệu để chữa hết bệnh viêm lưỡi bản đồ mà nó có thể hết một cách tự nhiên. Bn vẫn sống và sinh hoạt bình thường. Một số trường hợp kèm viêm loét gây đau ảnh hưởng đến ăn uống thì chỉ cần dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm.


2, Bệnh tưa lưỡi :

Bệnh tưa lưỡi ( miền nam gọi là đẹn ) thường ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, nhưng cũng có thể xuất hiện ở trẻ trên 10 tuổi. Bệnh do một loại nấm có tên gọi là Candida albicans thường có trong miệng của trẻ gây ra, đây là loại nấm cơ hội, luôn hiện diện trong cơ thể mỗi người và phát triển mạnh khi vệ sinh không tốt hoặc sức đề kháng kém, nấm cũng có thể lây nhiễm từ mẹ trong khi sinh hoặc nhiễm thứ phát sau sinh


 3, Bệnh ung thư lưỡi :

Thường gặp là ung thư tế bào vẩy phát sinh từ sự biến đổi ác tính biểu mô phủ lưỡi hoặc các mô liên kết cấu trúc lưỡi. Ðây là loại ung thư thường gặp nhất ở vùng miệng và lưỡi. Việc chẩn đoán là phải dựa trên kết quả sinh thiết tế bào, phát hiện thấy tế bào ác tính 



 3, Bệnh chân tay miệng :

Bệnh thường ở lứa tuổi trẻ mẫu giáo. Nguyên nhân chính gây bệnh là do virut Coxsakie 16, một týp rất lành tính gây ra và người bệnh tự khỏi sau vài ngày. Hiện nay một số ít trường hợp do virut Entero 71 và một số týp virut khác cũng gây ra bệnh tay chân miệng. Các tác nhân này nguy hiểm hơn virut Coxsakie A16, đặc biệt là virut Entero 71 có thể gây biến chứng ở não và tim và phổi. Bệnh thường là lành tính, tự khỏi nếu không có biến chứng, bệnh chủ yếu lây nhiễm qua đường tiêu hóa, trực tiếp phân - miệng hoặc gián tiếp qua nước, thực phẩm, tay bẩn... bị ô nhiễm phân người bệnh, một số ít lây qua đường hô hấp .



Tên bệnhTriệu chứngHình ảnh
Bệnh tưa lưỡi
Bệnh tưa lưỡi ( miền nam gọi là đẹn ) thường ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, nhưng cũng có thể xuất hiện ở trẻ trên 10 tuổi. Bệnh do một loại nấm có tên gọi là Candida albicans thường có trong miệng của trẻ gây ra, đây là loại nấm cơ hội, luôn hiện diện trong cơ thể mỗi người và phát triển mạnh khi vệ sinh không tốt hoặc sức đề kháng kém, nấm cũng có thể lây nhiễm từ mẹ trong khi sinh hoặc nhiễm thứ phát sau sinh



Lưỡi bản đồ
Đây là bệnh lành tính thường gặp ở lứa tuổi lớn hơn, đôi khi có cả ở người lớn, không ảnh hưởng đến ăn uống, nếu bị nặng có ảnh hưởng ít đến vị giác. Hiện nay nguyên nhân của bệnh viêm lưỡi bản đồ vẫn chưa được biết rõ và không có thuốc điều trị đặc hiệu để chữa hết bệnh viêm lưỡi bản đồ mà nó có thể hết một cách tự nhiên. Bn vẫn sống và sinh hoạt bình thường. Một số trường hợp kèm viêm loét gây đau ảnh hưởng đến ăn uống thì chỉ cần dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm.

Ung thư lưỡi
Thường gặp là ung thư tế bào vẩy phát sinh từ sự biến đổi ác tính biểu mô phủ lưỡi hoặc các mô liên kết cấu trúc lưỡi. Ðây là loại ung thư thường gặp nhất ở vùng miệng và lưỡi. Việc chẩn đoán là phải dựa trên kết quả sinh thiết tế bào, phát hiện thấy tế bào ác tính

Bệnh chân tay miệng
Bệnh thường ở lứa tuổi trẻ mẫu giáo. Nguyên nhân chính gây bệnh là do virut Coxsakie 16, một týp rất lành tính gây ra và người bệnh tự khỏi sau vài ngày. Hiện nay một số ít trường hợp do virut Entero 71 và một số týp virut khác cũng gây ra bệnh tay chân miệng. Các tác nhân này nguy hiểm hơn virut Coxsakie A16, đặc biệt là virut Entero 71 có thể gây biến chứng ở não và tim và phổi. Bệnh thường là lành tính, tự khỏi nếu không có biến chứng, bệnh chủ yếu lây nhiễm qua đường tiêu hóa, trực tiếp phân - miệng hoặc gián tiếp qua nước, thực phẩm, tay bẩn... bị ô nhiễm phân người bệnh, một số ít lây qua đường hô hấp .


+ Nhiệt miệng thường không nguy hiểm, nhiều trường hợp nó là 1 triệu chứng của bệnh khác, tuy nhiên ở một số người bị rất nặng, trong cộng đồng có nhiều quan niệm khác nhau trái chiều về " Nhiệt miệng"
+ Nhiệt miệng là tên gọi theo dân gian, chỉ tình trạng trong miệng có những lở loét. Trong các sách bệnh học của y học hiện đại, các y văn của y học cổ truyền không có BỆNH NHIỆT MIỆNG, trong y học hiên đại chỉ mô tả hội chứng LOÉT ÁP-TƠ, trong y học cổ truyền mô tả chứng KHẨU CAM .
+ Bệnh có tính cơ địa, mức độ nặng nhẹ rất khác nhau ở từng người và ở cùng một người cũng thay đổi (khi nhiều, khi ít) theo tình trạng sức khỏe hoặc chế độ làm việc-sinh hoạt. Nhiều người cả đời không bao giờ bị nhiệt miệng (chiếm tỷ lệ 86 %), có người thỉnh thoảng mới bị và nhanh khỏi (tỷ lệ khoảng 12 %). Nhưng cũng có người bị thường xuyên (chiếm tỷ lệ khoảng 2 %), khỏi được vài ngày hoặc 1–2 tuần đã lại bị đợt khác, vết loét sâu và rộng làm ăn uống khó khăn, cơ thể gầy yếu suy nhược .... đã uống thuốc và chữa trị nhiều nhưng tình trạng bệnh vẫn không được cải thiện.
+ Bệnh thường bắt đầu bằng sự xuất hiện mụn nước nhỏ rất dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2-10 mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống. Đa phần tự khỏi rồi lại tái diễn đợt khác, đôi khi liên quan đến tình trạng sức khỏe và chế độ ăn uống - sinh hoạt cho nên mọi người thường cho là do ăn phải thứ nóng nên bị "nhiệt "
+ Các vết loét xuất hiện ở mặt trong má, ở môi, ở lợi, ở đầu lưỡi, hai bên rìa lưỡi …, các vết loét phải ở vùng có nước bọt (ở niêm mạc miệng) ở các nơi khác không phải là nhiệt miệng
+ Bệnh thường không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận và tự khỏi (nếu không có biến chứng nặng). Nhiệt miệng diễn biến lành tính ít nguy hiểm chưa được y học quan tâm nghiên cứu nhiều, vết loét tự lành, không để lại sẹo. Đặc biệt có một số trường hợp vết loét sâu và tái diễn nhiều lần thì để lại sẹo, sẹo này co kéo làm miệng bị co nhỏ lại không há to được.
+ Có nhiều cách chữa nhiệt miệng, tạo màng ngăn là phương pháp mới tỏ ra có hiệu quả, nhất là những trường hợp nặng, thường xuyên tái phát
+ Thường xuyên sử dụng nước súc miệng không cồn có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm bớt tần suất của các vết loét. 
+ Trong một số trường hợp, thay đổi kem đánh răng có thể ngăn ngừa viêm loét aphthous, trong các nghiên cứu xem xét vai trò của natri sulfat dodecyl (natri lauryl sulfat hay SLS), một chất tẩy rửa có ở hầu hết các loại thuốc đánh răng. Sử dụng kem đánh răng không có hợp chất này, ở một số nghiên cứu cho thấy làm giảm số lượng, kích thước và tái phát loét.
+ Làm răng giả là một chấn thương vật lý phổ biến có thể dẫn đến viêm loét aphthous. Phòng tránh các loại chấn thương vật lý và hóa học sẽ ngăn chặn một số loét.
+ Thiếu hụt Kẽm (Zn) đã được phát hiện ở những người bị tái phát viêm loét aphthous. Các nghiên cứu nhỏ nghiên cứu vai trò của bổ sung kẽm hầu hết là có kết quả tích cực đặc biệt là đối với những người bị thiếu hụt, nhưng việc bổ sung kẽm không có tác dụng điều trị.

LIÊN KẾT NGOÀI

XEM THÊM